Thứ Ba, 13 tháng 11, 2012

#1 Có thể bạn chưa biết_Tay lắc Shimano

        Nhằm giúp các bạn mới chơi xe có cái nhìn sát thực hơn khi chọn lựa linh phụ kiện cho chiếc xe đạp yêu quý của mình, đảm bảo "đều đồ" sử dụng đúng khả năng và tránh lãng phí. Tôi xin giới thiệu loạt bài tìm hiểu về các phụ kiện cấu thành lên 1 chiếc xe đạp, đây là các bài của các chuyên gia hàng đầu về xe đạp sưu tầm và biên soạn từ kinh nghiệm thực tế cũng như tài liệu nước ngoài. Xin phép các tác giả cho phép được đăng tải lại ở blog này

           Hệ thống tay Lắc của Shimano thì gọi là Shimano Total Integration ( STI ) ra đời năm 1990, của Campagnolo thì gọi là ErgoPower ( 1992 ) và của Sram là Double Tap ( 2005 ), mỗi hệ thống đều có 1 tên riêng, 1 kiểu vận hành riêng, còn VN thì cái nào cũng gọi là tay Lắc. Trong khuôn khổ bài này ta cùng tìm hiểu tay lắc Shimano.
Tay Lắc Shimano Sora :
Tay lắc Sora có các đời sau :
- Shimano Sora ST-3300/3303 8-Speed, VN gọi là Tay Lắc Sora 8, dân ...prồ thì chỉ cần đọc ký số thì biết ngay đời sản phẩm, ví dụ như chỉ cần nói tay lắc Shimano 3300 là biết ngay tay Sora 8 ( tốc độ ), còn 3303 là tay lắc dành cho 3 dĩa ( triple ), 3300 cho 2 dĩa ( dĩa đôi ).

Ký tự đầu ở sản phẩm Shimano
ST : là tay lắc ; BR : ngàm thắng; FC : Giò dĩa; FD : Sang dĩa; RD : Cùi đề; CN : Sên; CS : Líp; PD : Pedal; WH : Bánh xe; SH-R...: giày xe đạp đường trường





Shimano Sora ST-3300 8-Speed, đời này được làm ở Nhật, ngoài ra còn có 1 loại Sora ST-3300, đời đầu của Sora, ko có mạch tương tác đồng hồ ( Flight deck ) thì dùng cho 7sp

- Shimano Sora ST-3400 9-Speed, VN gọi là Tay Lắc Sora 9, tương thích với dĩa đôi và dĩa 3, có hiển thị chuyển đổi tốc độ trên tay lắc.





Shimano Sora ST-3400 9-Speed, loại này ở VN đa số là made in Malaixia

Nói thêm về tay lắc Sora, biểu diễn của chuyển đổi tốc độ là lắc ( dưới ) để lên líp lớn và xả ( trên ) để xuống líp nhỏ ( gọi là Ergonomic comfortable bracket ), chỉ có đời này mới thiết kế như vậy, các đời tay lắc shimano khác là lắc dưới - xả dưới ( xem các sản phẩm tiếp theo ).


Group Sora là group có giá thành thấp nhất trong dòng groupset của Shimano, vì vậy nó thường được lắp trong những chiếc xe có giá bình dân .

Hiện nay Sora chưa làm group 10sp vì vậy cũng chưa có tay lắc Sora 10sp
Tay Lắc Tiagra :

Trong dòng sản phẩm của Shimano, Tiagra nằm trong dạng sản phẩm bình dân và được sản xuất ở trong và ngoài nước Nhật.

Tay Lắc Tiagra có các đời sau :

Nếu như Sora thì serie số của nó là 3 thì Tiagra là 4 và tiếp theo từ thấp lên cao : 105 serie 5, Ultegra serie 6, và cao nhất Dura-Ace serie 7, các bạn có để ý điều này ko, vì vậy chỉ cần đọc số serie là biết ngay đời gì !

- Shimano Tiagra STI-4400, 9sp : Đây là 1 cải tiến rất đáng kể của Shimano, họ ko còn sử dụng ngón cái như Sora mà bây giờ chỉ cần 1 ngón trỏ cho việc chuyển đổi tốc độ.
Mô tả sản phẩm :
- Tay Lắc STI-4400 là 1 cần điều khiển kép ( Dual Control Lever ) mà Shimano gọi là cần A và cần B, khi di chuyển từ ngoài vào trong cần A bạn sẽ đưa sên ( xích ) từ líp nhỏ lên líp lớn ở tay lắc bên phải và sên từ dĩa nhỏ lên dĩa lớn ở tay lắc trái và cần B làm công việc ngược lại .



Shimano gọi tay lắc là Lever A và cò nhả là Lever B


Tiagra STI-4400 đời này hơi ...xấu xí nhưng chắc cú, nhiều tay đua hiện nay vẫn đang dùng loại này

- Tiagra STI-4400 : tương tích với hệ thống điều chuyển 9 tốc độ và cũng tương tích với dĩa đôi và dĩa 3
- Ko có đồng hồ hiển thị tay lắc
- Tay lắc A bằng nhôm ; Tay B bằng nhựa, nặng 490g/ cặp, đời này được làm ở Nhật, độ chính xác cao, ít bị bể nhông, chỉ bị trầy xước tay lắc A do tay này được sơn, ko bị teng ( chân chim ) như các tay lắc shimano nhôm phủ.
- Giá : mới : ko có ; cũ : tùy trình trạng từ 500k đến 1t, tay đẹp thì 1t2


Mổ ruột 1 tay 4500

- Shimano Tiagra STI-4500, 9sp : Tiagra 4500 đã cải tiến rất nhiều về hình thức nên đẹp hơn đời 4400, có đồng hồ hiển thị, và được thiết kế phù hợp, thoải mái hơn cho người sử dụng, cần nhả bằng nhựa nhỏ ( cần B ), có thể điều chỉnh tăng, giảm độ sát tay lắc đến ghi-đông từ 4 đến 8 độ bằng miếng chêm nhựa, nặng 475g/cặp, có màu bạc và màu đen. Tay Tiagra STI-4500 bằng nhôm và có lớp phủ nên ở vùng biển dễ bị teng nhôm ( chân chim ) nếu ko bảo quản.


Tiagra STI-4500 ở trang của Shimano, hình thức rất bắt mắt trên hình ảnh !



Tiagra STI-4500 trong xe, đa số dòng xe dưới 1000us hay sử dụng group Tiagra này !

- Tiagra STI-4500 : tương thích với dĩa đôi và dĩa 3, Tiagra STI-4500/4501 dành cho dĩa đôi ( double ) và Tiagra STI-4503 dành cho dĩa 3 ( triple ), muốn tìm thông số này hãy lật miếng su lót tay lắc xem ở mặt ngoài má tay nhựa.
Tiagra STI-4600, 10sp : đây là đời mới nhất của Tiagra, hay được gọi là Tiagra 2011 ( 2012 ) và Tiagra cũng được thăng quan lên nhóm 10 của Shimano, tuy nhiên Tiagra vẫn còn ở dạng " dây điện " ngoài trời chứ chưa được qui hoạch như các anh em của nó như 105, Ultegra hay Dura- Ace, nghĩa là nó vẫn còn dùng dây nổi chứ chưa ...chìm như mấy ông anh .
-Tiagra STI-4600 : thiết kế tay thắng nhỏ gọn theo giải phẩu học của bàn tay, tay thắng được bọc 1 lớp su mềm sít tay, đầu ngù cao như các đời Shimano 10sp khác, có đồ hồ báo ở tay thắng như loại 4500. Đời này cũng có loại dành cho dĩa 2 và dĩa 3, made in Malaysia, hình thức tuy có được nhưng độ chính xác và ổn định với dân hơi pro 1 chút thì cho dưới điểm trung bình.


Tiagra STI-4600 hơi ...nghiệp dư khi leo lên hàng 10sp


Tiagra STI-4600 ở bên ngoài đã có nhưng trang chủ của Shimano thì chưa ...giới thiệu !


Giới thiệu Tiagra STI-4600 10sp 2011


Tiagra STI-4600 10sp được trang bị trên xe thị trường !


Và Tiagra STI-4600 10sp nằm lăn lóc trên ...chiếu ở VN vào đầu tháng 10/2011
Tay Lắc Shimano 105 :
Tính đến nay dòng tay lắc này có các đời sau ở VN : cũng như đã nói ở trên, series của dòng Shimano 105 bắt đầu bằng số 5

- Shimano STI 105 5500/5501/5510/5500-C/5503 9sp : Đây là dòng sản phẩm bắt đầu cất cánh của Shimano, những sản phẩm có dấu + ( plus ) ! và đây cũng là mơ ước của nhiều tay đua VN cách đây khoảng 5, 7 năm, khi đó Dura-Ace hay Ultegra vẫn là cái gì đó xa vời, mới lạ, cũng đúng thôi, kể cả các tay đua chuyên nghiệp VN bây giờ vẫn còn dùng lắc 9 Shimano 105 mà và đương nhiên dân amateur yếu yếu ( $ ) như anh em mình thì quá ok rồi, thật ra kể cả với người chơi xe đạp nghiệp dư nước ngoài họ cũng ko quá chạy đua " vũ trang " như dân VN mình, họ tính toán từng đồng, nếu tăng lên 1 nhông líp mà tốn thêm vài chục cho đến vài trăm us thì họ cũng xem lại, nếu để nhẹ hơn vài trăm gram mà tốn thêm vài trăm đô la thì chắc họ ko chơi, họ thà cạo bớt ...lông, cắt bớt tóc, dân VN mình cục tự ái và sĩ diện hơi bị to !
Đời 105 5500 9sp này có 2 màu, trắng và đen nặng khoảng 495gr, có thể lên hay xuống 1 lần 3 líp sau 1 cái " lắc " sâu, tương tác với dĩa đôi và dĩa ba. Từ hàng 105 trở lên hàng Shimano đều được làm tại Nhật.





Shimano STI 105 5500, cách đây vài năm là mơ ước của chúng em đấy !

Giá : giá mới : ko có; giá cũ : tùy theo mức độ từ 800k cho đến 1t5/cặp, đa số tay Lắc 105 5500 9sp ở VN đều bị teng ở tay nhôm, đời này chú ý đừng Lắc " nguội " dễ bể nhông, mua bán toàn quốc.

Từ khi tiếp cận được với nhiều sản phẩm và thông tin nên các bác " trưởng thượng " nhìn các em 9sp bằng nữa con mắt, hay các bác mới ra chơi sau này, chưa trải qua chinh chiến nên rất dị ứng, xì-tin với cái em 9sp, nhìn thô thô, vì vậy làm cho mấy anh " nhà nghèo " hay tủi thân xấu hổ với con ngựa "ghẻ" của mình nên ko dám " dựng " xe chung với mấy anh bạch mã hoàng tử 10, 11sp ! Nói cho các bạn nghe nè, Lance Amstrong mặc áo " dàng " Tour de France mấy năm nhờ chạy cái tay lắc " ghẻ " đó à nhe, đồ 9sp có nhiều cái độc, cái đẹp lắm đó, chỉ cần chuyên cần " vở sạch, chữ đẹp " là ăn tiền, chứ chơi đồ 11, 10 điện mà để cả tháng ko lau chùi thì ngó gớm chết !

This image has been resized. Click this bar to view the full image. The original image is sized 1000x639.

Lance sử dụng tay shimano 9sp 7700 D-A ở tour de France năm 2002 !

Shimano STI 105 5600/5601/ 5603 10sp: Đời này tay Lắc làm gọn ở tay cầm, đầu " ngù " làm cao hơn, đây là cái mà đa số dân xe đạp VN, nhất là đám ama-tơ rất khoái, vì khi chạy có " thế " chống đẩy tạo đà và nhất là khi hết xái thì có chổ mà " cầm, nắm " để...thở, tay này lắc, xả đều nhẹ nhàng, ra dáng chuyên nghiệp, đời này cũng có 2 màu trắng và đen, sử dụng cho dĩa 2 và dĩa 3 và cũng giống như các loại tay lắc bằng nhôm và có lớp sơn phủ ( clear coated ), sau 1 thời gian đa số đều bị " nổ " chân chim, ngó ( nhìn ) hơi bị gớm, kể cả Ultegra cũng bị chỉ có Dura-Ace là ít bị, có phải vì thế chăng mà tay lắc Shimano đời sau từ 105 trở lên nó làm bằng nhôm được sơn ( nhuộm ) trực tiếp hay làm bằng composite, bằng carbon cho khỏi teng !


Tay lắc 105 5600 10sp khá bền, ổn định sau thời gian dài sử dụng, đương nhiên là ko té ngã hay xài ẩu. Sau khi sử dụng ( đi tập, đi đua ) các bạn nên dùng 1 khăn mềm nhúng vào nước lạnh và lau toàn thân tay lắc, các đại ca ở vùng biển thì thường xuyên làm công việc này để tránh bị teng tay lắc .
Thật ra công nghệ và kỹ thuật của sản phẩm Shimano đều giống nhau và lấy sản phẩm cao cấp nhất ( với Shimano là Dura-ACe ) làm tiêu chuẩn, vậy nó khác nhau cái gì ? theo tôi đó chính là chất liệu, và với Shimano điều này thật dễ dàng nhìn ra khi sử dụng.
Shimano 105 5600 vẫn sử dụng dây nổi ( dân pro team đến năm 2010 mới qui hoạch dây chìm hết) nhưng khi lên xe khó phân biệt với tay Dura-Ace.
Giá mới : ko có ; giá cũ : tùy theo trình trạng giao động từ 1t8 đến 2t5, mua bán trên toàn quốc, phía Nam có nhiều hơn.

Shimano STI 105 5700/5701/5703 10sp : thiết kế siêu mới, đi dây chìm toàn bộ ( đã quy hoạch ), nguyên tắc đi dây đề và dây thắng khác hẵn 5600, tương thích như tay Ultegra 6700, tay uốn nhỏ, cong để nằm gọn hơn trong bàn tay, đầu ngù ko làm quá cao như tay 5600 nên dễ thao tác chuyển đổi tốc độ khi đi tay trên.


STI 105 5700 10sp một cuộc lột xác hoàn toàn !



Coi hình hoài cũng chán, coi clip cho nó sinh động !

Tay 5700 rất nhạy và chính xác, nó cung cấp một sự thay đổi nhanh hơn, nhẹ hơn, mượt mà hơn.
105 5700 có 2 màu bạc và đen , cũng dùng cho dĩa 2 và 3, nếu người tay nhỏ có thể dùng miếng chêm đưa gần 10mm. SHimano STI Ultegra :
Shimano Ultegra đang có ở VN như sau :



STI Ultegra 6500 trên xe, đời này cách đây 3 năm rất thịnh, giới bình dân rất chuộng.

1. STI Ultegra 6500/ 6501/ 6510 9sp : Chuyển dịch 9 tốc độ chính xác, đầu ngù tay lắc được thiết kế phù hợp với giải phẫu bàn tay để giảm mệt mõi, sử dụng cho dĩa 2 hay dĩa 3, đây là sản phẩm áp chót của Shimano chỉ sau Dura-Ace nên chất lượng ko thua gì Dura-Ace nhưng giá lại nhẹ hơn, trọng lượng 485g/bộ, Tay Lắc 9 Ultegra 6500 này vẫn còn nhiều người dùng hiện nay. Đánh giá : khá tốt nhưng dễ bị lỗi nhông, đa số tay lắc ultegra 9 ở VN bị teng ( rỗ chân chim ).
Giá : giá mới : ko có ; giã cũ : tùy theo mức độ giá từ : 1t đến 1t8/cặp .


Shimano STI Ultegra 6600 được dân chạy băng đồng rất chuộng vì sử dụng chính xác, nhẹ nhàng và giá cả cũng ...nhẹ nhàng hơn Dura-Ace

2. Shimano STI Ultegra 6600/ 6603 10sp : Mẫu mã đẹp, với tính năng khác hẵn 9sp, chỉ cần lắc nhẹ là lên hay xả nhẹ là xuống, khi thao tác chuyển đổi tốc độ ít tốn sức, đời này làm đầu ngù cao , thân tay thắng nhỏ, ôm với lòng bàn tay. Về chất lượng thì khỏi chê, rất bền và nhẹ có người dùng trên 5 năm vẫn ok, các tay đua chuyên nghiệp vẫn đang sử dụng dòng Ultegra 6600 này. Trọng lượng chỉ 448g/cặp, mình đã dùng tất cả đời Ultegra và có nhận xét dòng 6600 này là ok nhất, nếu mua dùng và vừa tiền thì nên tìm mua đời này. Tương tích với dĩa 2 và dĩa 3 .
Giá mới : ko có; giá cũ : tùy theo mức độ giá từ 2t3 đến 3t5, khó tìm tay đẹp ( vì tay còn đẹp thì họ ...ko bán )


Shimano STI Ultegra 6601 SL hay 6600G 10sp nên quên nó đi khi nó là hàng Malaysia!

3. Shimano STI Ultegra 6601 SL hay 6600G 10sp : Đây là đời ra sau đời 6600, gọi là Ice-Grey Ultegra SL, với hy vọng là 1 cầu nối giữa Ultegra với Dura- Ace, vì vậy nó có màu ...nhớt xanh ( chứ ko phải màu xám ). Tay lắc đời này nhẹ hơn được ...36gr so với đời 6600 vì có thay đổi từ thép qua nhôm ở 1 số thành phần trong bộ ruột tay lắc. Tay Lắc 6600 tôi gọi là Ultegra trắng để phân biệt với 6601 ( 6600G ) là Ultegra màu.
Không biết ở Tây Tàu nó như thế nào nhưng ở VN hàng Ultegra màu này là hàng Malaysia và chất lượng kém vô cùng, dùng thử 1 tháng là bán vội liền, lỗ te tua !
Lời khuyên : thà mua 6500 chạy còn sướng hơn dùng 6600G

giá mới : có thể có, giá từ 3t5 đến 4t5/ cặp; giá cũ : tùy theo mức độ giá từ 1t8 đến 2t5


Shimano STI Ultegra 6700, 1 thế hệ mới của Shimano nhiều ưu điểm .

4. Shimano STI Ultegra 6700 : Một hình thức mới hoàn toàn, rất nhiều cải tiến và tăng cường cho dòng Ultegra 6700 này, tay lắc ngắn lại, cong theo ghi-đông, đầu ngù hạ xuống vừa phải nhỏ gọn, có thể dễ dàng phanh ( thắng ) từ vị trí đầu ngù ( cầm tay trên ) , cách đi dây khác hẵn mấy dòng Ultegra khác, tay lắc ( thắng ) bằng composit, trọng lượng nhẹ 445g/cặp. tương thích với dĩa 2 và dĩa 3. Có 2 màu : màu Bạc ( đời đầu ) và màu Đen ( đời sau )
Giá mới : có nhưng khó mua vì đồ mới ít ai xẻ tay lắc ra bán, giá từ 5t8 đến 6t5/cặp tùy người bán, Giá cũ : tùy mức độ, mua tay cũ đời này phải cẩn thận, giá từ 4t đến 5t .


Shimano STI Ultegra Di2 6770 10sp

5. Shimano STI Ultegra Di2 6770 10sp : Cái này nghe đâu tới hè năm này mới có ra tiệm, đây là mẫu đề điện giá phổ thông hơn Dura-Ace Di2. Tay Ultegra 6770 hình thức giống như tay Dura-Ace Di2, tay lắc điện này rất nhẹ có 313gr/cặp , đời này mà gọi tay lắc là ko đúng ( vì ko còn lắc nữa ) mà phải gọi là tay bấm điện vì điều chuyển tốc độ nhanh, chậm ( lên xuống dĩa, líp ) bằng phím bấm kỹ thuật số tương tự như bấm phím chuột máy tính, đầu ngù tay bấm điện được thiết kế phù hợp hơn nữa với người sử dụng, khác hẵn luôn cả 6700. Anh em máu me chuẩn bị tiền, nghe đâu giá cả group khoảng 1600us, với group này chắc ko ai dám tháo ra bán cặp tay ko đâu

SHIMANO STI DURA-ACE :
Nói đến Dura-Ace ( D-A ) là nói đến sự hoàn thiện, hoàn mỹ và cái gì mới nhất, tốt nhất khi nói về bộ chuyển động và phụ tùng xe đạp. Dân xe đạp tự hào khi sử dụng cái gì có tên D-A, sử dụng D-A cảm thấy rất yên tâm vì do sự chính xác, hợp lý của sản phẩm đem lại, tóm lại đồ D-A là cao cấp, chất lượng và đẵng cấp.

Dura Ace sự phát triển hoàn hảo !
Như nói ở trên Dura-Ace là sản phẩm cao cấp nhất của Shimano về groupsets, nên Shimano đầu tư vào đây rất nhiều về công sức cũng như trí tuệ, tuy là dòng cao cấp nhưng với máu kinh doanh của người Châu Á, nhất là người Nhật, họ đã thống trị đa phần thế giới với tiêu chí : Đẹp, Bền, Dễ sử dụng và quan trọng là Rẻ, so với đồ Châu Âu như Campy hay Châu Mỹ, mẫu mã của Shimano có nhiều đường cong, góc cạnh, độ sáng và bắt mắt hơn Campy và Sram. Đồ Châu Âu nổi tiếng là bền ( Campy ) nhưng ai sử qua D-A rồi mới thấy hài lòng về độ " lỳ " của nó, từ phần chịu ma sát trực tiếp như sên, líp, dĩa trục...cho đến đồ cố định như ốc, vít, phần nhôm, nhựa thì ko thể chê được, không những thế nó còn nhẹ hơn so với đồ Châu Âu và xem xem với đồ Châu Mỹ, nhưng tay lắc D-A 7800 nhẹ hơn tay lắc Sram Red, đã có người thua 1 thùng về vụ này rồi.

Còn về cái gọi là ergonomics, tối ưu hóa sử dụng thì phải nói là Shimano hơn hẵn mấy anh kia, từ tay lắc đến cách setup và cho đến cách sử dụng, Shimano nó dễ đi vào lòng người hơn, ko rối rắm, ko ngược ngạo, đơn giãn nhưng chính xác, dễ bắt vào nhưng cũng dễ mở ra.
Còn giá cả thì anh em cũng biết, đồ Shimano chỉ bằng nữa giá của Campy và 2/3 giá của Sram, dễ dùng, dễ xài, dễ ...đẹp !
Viết bài này xong ko biết Shimano hay Lê Hoàng có mời uống cà phê ko nữa !



Tay đề kéo Dura Ace 7400, 7402...là niềm mơ ước của bao tay đua thập niên 90, nhìn nước sáng, cách thiết kế của nó bạn cũng đã công nhận những gì tôi nói là đúng !

Với Serie 7 của D-A nó có từ 7400 với 6sp từ năm 1984, sau đó đến năm 1986 có 7401 dùng cho 7sp, cho tới năm 1989 có 7402 dùng cho 8sp, các đời này đều dùng tay đề kéo bắt ở gióng xéo, cho đến năm 1991 Shimano cho ra đời dạng tay lắc ( STI STI brake/shifters) như hiện nay là 7403 dùng cho 8sp, giải phóng tay kéo ( cần đề ).


Tay Lắc D-A 7403, một phát minh quan trọng hổ trợ người sử dụng xe đạp, sau phát minh sử dụng pedal có cleat như hiện nay, 2 phát minh lớn này đã làm thay đổi bộ mặt của xe đạp và bạn nên biết thêm, Shimano làm tay lắc trước Campy !

Năm 1997 Shimano thay đổi kiểu số serie và kỷ niệm luôn năm hiện hành cho ra Shimano STI 7700,7702 cho các năm tiếp theo, đến năm 2003 thì có 7800 10sp, loại 7800 này giống như xe honda 67, gần như có quá nhiều ưu điểm, đã kiểm tra thực tế khi so với mấy sản phẩm cao cấp khác và đời mới hơn nó thì 7800 vẫn hơn về trọng lượng, độ bền và tính phù hợp, cho đến 7 năm sau, năm 2010 Shimano mới đưa ra 1 dòng sản phẩm mang tính đặc thù và có diện mạo khác hẵn đó là Shimano 7900 và hiện đại hơn là dùng Dura-Ace chạy bằng điện, đó là Shimano Dura -Ace Di2 điện.


Lance Armstrong năm 1999 dùng Shimano Dura-Ace 9 7700 lượm áo vàng và năm năm tiếp theo vẫn dùng Dura Ace, năm năm đó thì có 5 cái áo vàng nữa !


Đến đàn em Contador cũng noi gương đàn anh Lance , chạy như gió, leo đèo, leo núi như dê rừng nhờ dùng...D-A 7800 ( tui viết giống quảng cáo trên tivi quá vậy trời ! )

This image has been resized. Click this bar to view the full image. The original image is sized 1024x720.

Nhà đương kim vô địch vòng Pháp Quốc Cadel Evans thì hiện đại hơn, dùng Shimano D-A Di2 lấy áo vàng !

Với dòng sản phẩm của Shimano, một ví dụ vui từ năm 2000 cho đến nay , 2012 nhưng tính 2011 thì các tay đua mặc áo vàng ở Tour de France, 1 grand tour giá trị nhất trong làng xe đạp thế giới sử dụng group thương hiệu gì, từ 2000 làm năm một đến 2005 huyền thoại Lance Amstrong với Shimano mặc áo vàng, năm 2006 thì tay đua người Tây Ban Nha Óscar Pereiro chạy cho đội Caisse D'Epargne-Illes Balears với Campagnolo ( Campy ) lấy giải, đến 2007 đến Alberto Contador chạy cho đội Discovery Channel ẵm giải, năm này Contador dùng Shimano D-A 7800, rồi TdF 2008 Carlos Sastre của team Team CSC - Saxo Bank mặc áo vàng và dùng tiếp Shimano 7800, 2009 lại Alberto Contador chiếm giải nhưng năm này anh chạy cho đội Astana và dùng đồ SRAM Red, năm 2010 lại Contador vô địch nhưng do ăn phải thịt bò có chất clembutanol nên mới đây phải nhường áo vàng lại cho người về thứ nhì là Andy Schleck, cả 2 anh này cũng đều dùng Sram Red và mới đây nhất Cadel Evans lấy áo vàng TdF 2011 thì Shimano lấy lại tên tuổi với Shimano Di2 ( group đề điện ).
Tóm lại trong 12 năm ở TdF thì Shimano giúp cho các tay đua được 09 áo vàng, Sram Red 2 và Campy 1, như vậy các bạn đã thấy Shimano thành công như thế nào trong thị trường xe đạp !
cho đến nay ở VN ít thấy các tay lắc đời cũ hơn 7700 nên chỉ đưa ra STI từ D-A 7700 trở lên.



SHIMANO STI DURA-ACE 7700/ 9sp

SHIMANO STI DURA-ACE 7700/ 9sp : được giới thiệu trên thị trường từ năm 1997 và chấm dứt sản xuất vào năm 2004, với sản phẩm dòng series 7700 là sự lựa chọn của hầu hết nhiều proteam và tay đua trong thời kỳ đầu của những năm 2000, sau đó thì D-A có thêm dòng 7800 và 7900 cho cơ, tuy nhẹ hơn, hình thức hơn nhưng D-A 7700 dưới góc độ chất lượng thì ko có gì phải bàn, đó là 1 sản phẩm tốt ngang ngữa với 7800. Chất lượng vật liệu của sản phẩm, mức độ bóng bẩy, và chi tiết sắc sảo thì 7700 đạt được nhiều đánh giá tốt, tuy nhiên so với thị trường hiện nay thì D-A 7700 được coi như ...đồ cổ.
Giá mới : ko có; giá cũ : tuỳ theo tình hình thực tế giá từ 1t2 cho đến 2t.


SHIMANO STI DURA-ACE 7800/ 10sp

SHIMANO STI DURA-ACE 7800/ 10sp : Đây mới là một sản phẩm mà chỉ nghe khen khi sử dụng, với 7800 tay lắc đã được làm cho phù hợp hơn với những yêu cầu ngày càng cao của người sử dụng, hình thức nhỏ, gọn hơn 7700, thiết kế đầu ngù cao và độ lõm yên ngựa phù hợp, tạo được nhiều tư thế với bàn tay người sử dụng trong việc chuyển đổi tốc độ và động tác thắng ( phanh ) kể cả phanh tay trên, trong các dòng tay lắc cơ hiện nay của Shimano thì 7800 vẫn được nhiều tay đua chuyên nghiệp ở VN cho đến nước ngoài vẫn sử dụng, với dân nghiệp dư thì 1 cặp tay lắc D-A 7800 phải trầy trật lắm mới tìm được, trọng lượng chỉ với 420gr/cặp. Được đánh giá 5 sao trong các chọn lựa.
Giá mới : nhờ mua nước ngoài có thể có giá khoảng 430us, nó đắt hơn cả tay Campy Record 11 đời 2011 chỉ rẻ hơn Campy Super Record 11 2011 khoảng 25 đến 30us; giá cũ : tuỳ theo mức độ từ 3t5 đến 6t.


SHIMANO STI DURA-ACE 7900/ 10sp

SHIMANO STI DURA-ACE 7900/ 10sp : Shimano Dura Ace 7900 groupset được phát triển với một mục tiêu chiến lược là tạo ra được 1 dòng sản phẩm tốt nhất, khi ra group này Shimano đã thể hiện được sự nhảy vọt lớn so với các thương hiệu cạnh tranh khác, và có thời điểm 7900 là hàng đĩnh của dòng xe đạp đường trường, xe tính giờ của giới chuyên nghiệp cho đến giới nghiệp dư và luôn cả mấy anh đạp xe nghêu ngao giữa đường hay đi uống cà phê cũng chơi Dura-Ace 7900 !
Các tay lắc được thiết kế lại hoàn toàn từ hình thức cho đến nội dung so với các loại thay lắc cơ Shimano, tay thắng được làm bằng carbon, cò xả được làm bằng carbon, lối đi dây cũng hoàn toàn khác, giúp việc thao tác nhẹ nhàng hơn, mượt mà hơn, chính xác hơn, đồng thời cầm nó cũng nhẹ hơn, do vậy tay lắc D-A 7900 cũng như bộ truyền động của nó rất phù hợp với mấy anh chạy theo kiểu " tàn sát ", lên, xuống, tấn công rẹt rẹt, đồ này nó chịu được như vậy .
Tay lắc được thiết kế tối ưu cho người sử dụng, kể cả khi đua đường dài vẫn thoải mái. Ốc siết tay lắc cố định vào ghi-đông nhớ là bằng titan nghe, cái này dễ bị ...ăn lắm !
Trọng lượng : 378,5gr/cặp, rất nhẹ !
Giá mới : Khó mua ở VN nhưng có tiền nhiều thì mua vẫn có, giá tầm : 13t đến 16t/ cặp, new ! , giá cũ : đừng mua, nếu có mua thì phải coi cho thật kỹ, giá từ 8t đến 10t trở xuống !
Quên 1 chuyện, Dura-Ace 7900 ra đời năm 2009.


Shimano Dura-Ace Di2 ST-7970 STI Levers 10sp, tay đề điện tử


Shimano Dura-Ace Di2 ST-7970 STI Levers 10sp: Khi Campy lo tăng số nhông líp lên 11 thì Shimano lục lại mấy phát minh cũ của mình để cho ra đời tay đề điện tử với tên Dura-Ace Di2 7970 .
Tất cả các cuộc trao đổi về việc đồ điện tử thay thế đồ cơ, đó là 1 chuyện dài nhiều tập từ bao lâu nay chứ ko phải bây giờ mới nói đến đâu đó nghen các bạn, và nơi nhiều ý kiến ý cò, thích hay ko thích là ở chổ tay điều khiển kép, với D-A Di2 thì hết gọi là tay lắc nữa rồi, mà bây giờ bạn chỉ click nhẹ nhàng như click con mouse máy tính của bạn là xong hết.
Với Di2 D-A thì tay điều khiển kép như cái mother board ( bo mạch mẹ ) của máy vi tính, các con xử lý và điểm tiếp xúc đều ở trong mạch của tay điều khiển, để điều chuyển tốc độ nó cần có sự kết hợp với sang dĩa điện, cùi đề điện, pin và bộ dây chuyên dụng.
Với lợi thế là điện tử nghĩa là ko còn xài đồ cơ, ko còn vỏ ruột dây đề và ko tạo ra ma sát ở hệ thống điều chuyển tốc độ và làm cho hệ thống này được cấp thời hơn. Với tay bấm điện tử rõ ràng việc chuyển tốc sẽ nhanh hơn khi tay đề còn bắt ở gióng xéo là hiển nhiên và nhanh hơn 30% so với tay lắc cơ D-A 7900, đồng thời nó còn êm hơn và nhẹ nhàng hơn nhiều khi sử dụng.
Với nút bấm điện tử bạn vẫn có thể điều chuyển tốc độ tốt khi tay bạn đã " đuối " hay bạn có 1 ngày ko được khỏe, chỉ cần " chạm " nhẹ 1 phát, bạn ko cần phải xoay cổ tay hay cẳng tay của bạn như khi đang sử dụng tay lắc cơ.
Ko lắc vào trong như tay cơ, tay Di2 được thiết kế có 2 má phím, 1 phím nhám để lên líp lớn, dĩa lớn và 1 phím như cò xả để làm việc ngược lại, mỗi cú nhấp phím là lên hay xuống 1 đơn vị, nhưng khi bạn đang đổ dốc chẳng hạn bạn có thể " chuyển trước" nghĩa là bạn cứ chuyển đổi tốc độ trước, đến khi bạn đạp pedal ( bàn đạp ) xuống thì nó sẽ tác dụng ngay theo vị trí đã chuyển trước, điều này có nghĩa là khi bạn dừng chân bạn có thể điều chuyển thoải mái, hệ thống sẽ được hổ trợ với Di2.
STI Dura -Ace 7970 Di2 2012, 10sp với trọng lượng thực tế là 258gr/cặp, năm 2009 là năm đầu tiên Shimano giới thiệu Di2 thương mại, cùng năm đó có nhiều đội proteam được sử dụng ở tour of California và George Hincapie dùng ở tour de France cùng năm.
Giá mới : khoảng 750us mua ở Anh, 1000us ở Mỹ chưa kể thuế má và vận chuyển, ở VN chắc ko ai dám tháo ra bán cặp tay nhưng có thể hỏi ở Lê Hoàng Probike là đại lý của Shimano VN thì có thể.
Giá cũ : Chắc chưa có vì người sử dụng ở VN cũng dùng Di2 ko nhiều với những lý do khác nhau, thế nên chưa có...đồ cũ để bán !


STI Dura-Ace 9000, 11sp, nhờ " quen biết" dữ lắm nên mới có được tấm hình mới nhất này đó ( khè chút chơi ).

STI Dura-Ace 9000, 11sp : không biết gì mà nói vì nghe nói đến năm 2013 mới được đưa ra trình làng với bà con, chỉ nghe lóm được mấy thứ như :
D-A 9000, 11sp này có 2 loại : 1 loại cơ và 1 loại điện, tay bấm tương tự như Ultegra Di2, với loại tay lắc cơ thì đầu ngù của nó nhỏ hơn nữa so với D-A 7900, vừa vặn hơn bàn tay người sử dụng hơn.

                                                                                                       Vương Bình - CLB Xe đạp Đà Nẵng

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét